Học và chuẩn bị tâm lý trước ngày thi THPT quốc gia 2015
Những ngày cuối nên học gì, học như thế nào? Làm sao để giải tỏa áp lực mùa thi? Trước ngày thi cần chuẩn bị gì để có tâm lí tốt?
Càng gần ngày thi, áp lực tâm lí lên các sĩ tử ngày càng lớn, nếu như không giải tỏa được các áp lực này, sĩ tử sẽ dễ mất điểm đáng tiếc, đặc biệt không ít trường hợp rơi vào tình trạng rối loạn tâm lí, trầm cảm…
Áp lực từ bên ngoài tới sĩ tử
Đang trong giai đoạn cao điểm của việc ôn thi, áp lực cực lớn từ sự kỳ vọng của gia đình, chờ mong của thầy cô, nhà trường, từ bạn bè và ngay cả họ hàng, xã hội đè nặng lên vai sĩ tử. Điều này khiến sĩ tử luôn trong tình trạng căng thẳng, lo lắng, bất an ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, hiệu quả học tập, tiếp thu kiến thức của sĩ tử.
Tự tạo áp lực cho bản thân
Bên cạnh các tác động từ bên ngoài, bản thân sĩ tử cũng vô tình tạo thêm cho mình các áp lực không đáng có do không biết cách sắp xếp thời gian, lên kế hoạch học tập hợp lí, không có thời gian nghỉ ngơi, hay so sánh mình với bạn bè… Ví dụ, càng gần đến ngày thi các em càng học dồn, ép kiến thức tối đa vào đầu, ngủ ít, không đủ giấc, ăn uống thất thường, lạm dụng quá nhiều các thức uống có chất kích thích như cafe, chè…
Tất cả các yếu tố trên dẫn đến tình trạng sĩ tử luôn trong trạng thái căng thẳng, lo lắng, học đâu quên đó, trí nhớ giảm, tiếp thu kiến thức kém hiệu quả. Ngoài ra còn có tác động tiêu cực tới sức khỏe và tâm lí, tâm thần của sĩ tử.
6 điểm cần lưu ý để có tâm lí tốt nhất khi làm bài thi
Giãn việc học: Việc ôn tập thí sinh đã thực hiện cả năm qua chứ không phải trong một vài ngày, cố “nhồi nhé” thêm sẽ không hiệu quả mà còn có thể bị tác dụng ngược. Các em cần giãn bớt việc học, tránh việc cày đêm, ngày ngủ đủ 6-8 tiếng, không thức khuya. Vấn đề này giúp các em thư giản não bộ, giải tỏa áp lực, giúp các kiến thức đã ôn được có thể phát huy tối đa.
Tập thể dục cho não: Hãy dành những khoảng thời gian nhất định trong ngày, giữa các giờ học để tập thể dục cho não bộ thư giản, thoải mái nhất, tránh việc thực khuya, học theo kiểu nhồi nhét, dành các khoảng thời gian giữa các giờ học để đầu óc sĩ tử có thể tránh các áp lực quá cao, gây cảm giác mệt mỏi, chán trường, buồn ngủ liên miên....
Hãy cười nhiều , nói chuyện nhiều với bạn bè, gia đình để giải tỏa stress, căng thẳng. Những lúc căng thẳng các em có thể xem hài, nghe nhạc; nói chuyện, chém gió với bạn bè, chia sẻ cái cảm giác căng thẳng, áp lực sẽ giúp các em giải tỏa tâm lí. Đặc biệt nghe clip mà thầy cô Hocmai.vn đã hát tặng các em để lên động lực tinh thần.
Tuyệt đối không nghĩ tới việc đỗ hay trượt, đi thi cứ làm bài hết mình, cố gắng hết sức để không ra khỏi phòng thi các em không còn điều gì băn khoăn, hối tiếc.
Tập thói quen ngủ đúng giờ , dậy đúng giờ. Ví dụ 11-12h đi ngủ, 6h sáng dậy để làm quen với khung giờ trong các ngày thi. Tránh việc thay đổi đồng hồ sinh học của bản thân dẫn đến tình trạng ngủ quên hoặc buồn ngủ khi làm bài thi.
Những ngày còn lại ôn gì : Thầy Nguyễn Bá Tuấn chia sẻ, những ngày còn lại các em nên tập trung rèn cách trình bày, lưu ý các vấn đề còn hay sai sót, bỏ quên trong quá trình trình bày để sửa ngay, xem thang điểm chấm của các năm trước đối với các môn tự luận để làm đủ ý tránh mất điểm; rèn cách làm đề, tô đáp án trong khung thời gian của đề thi trắc nghiệm để phân bổ thời gian hợp lí. Việc học trong những ngày cuối này nên vừa phải, nhẹ nhàng theo hướng tổng hợp, điểm lại các vấn đề chứ không phải là “cày” lý thuyết, “cày” đề.
Khi căng thẳng làm gì? Một phương pháp đơn giản để giải tỏa căng thẳng, lo âu là hãy hít một hơi sâu, thở đều,uống một vài ngụm nước lớn. Việc hít sâu giúp oxy lên não máu lưu thông làm giảm nhanh căng thẳng và tập trung trở lại.
Ngày thi sắp tới, hãy giữ tâm lí bình tĩnh để có phong độ tốt nhất cho từng bài thi. Hocmai.vn chúc các em có kỳ thi thành công và đạt kết quả cao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét