Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

Không có lý gì không theo đuổi đam mê của mình cả

Tôi vừa mới được một độc giả gửi cho bức hình này, đọc vừa thấy vui nhưng lại có ý nghĩa. Câu chuyện này làm tôi nhớ lại lời nói của Steve Jobs trong bài diễn văn của ông vào năm 2005: “Bạn đã chẳng còn gì để mất nữa rồi. Vậy thì không có lý do gì mà bạn không đi theo tiếng gọi của trái tim mình cả.”

Bạn còn trẻ. Bạn không có gì. Hãy xem nhé!
Thật ra đam mê hay cái mà mình thích không phải là cái tự nhiên một ngày đẹp trời nó tự đến với ta. Bản thân tôi cũng phải dấn thân rất nhiều trong vòng 2 năm qua, trải nghiệm 4 công việc với tính chất khác nhau thì hiện tại tôi mới tìm ra được công việc mang lại ý nghĩa cho cuộc đời mình. Theo kinh nghiệm cá nhân, tôi tự đúc kết ra những điều sau sẽ giúp bạn dễ dàng tìm kiếm đam mê của mình hơn:
  1. Bước đầu tiên và là nền tảng nhất, bạn cần phải hiểu bản thân mình.
    • Bạn phải hiểu được loại tính cách của mình là gì? Mỗi người sinh ra đều có những đặc tính chung nhất của một số loại tính cách đặc biệt, và bạn cần phải biết điều đó (có thể thông qua các công cụ phân loại tâm lý tính cách như MBTI, DISC, Tâm Lý Hình Học).
    • Ngoài ra, bạn cần phải quan sát chính bản thân mình trong cuộc sống xem mình có nhữngthế mạnh và điểm yếu gì? Hiện tại mình đang có những kỹ năng nổi trội gì? Bạn có thể xác định được điều này thông qua việc dành thời gian tự ngẫm lại trong cuộc sống của mình có những điều gì mình làm mà cảm thấy không cần phải nỗ lực quá nhiều nhưng vẫn đem lại kết quả cao. Ngoài ra, một cách hay nữa là đi hỏi xin ý kiến của bạn bè bạn. Hỏi xem họ nhận xét về bạn như thế nào để có thêm một góc nhìn khác.
    • Một điểm quan trọng nữa là bạn phải xác định được giá trị cá nhân của mình. Đây là một điểm quan trọng, vì giá trị cá nhân chính là kim chỉ nam cho bạn trong cuộc sống, nó sẽ dẫn dắt những lựa chọn và hành động của bạn. Để xác định giá trị cá nhân của mình, bạn hãy tự hỏi: “Mình muốn đạt được điều gì trong cuộc đời này? Mình muốn trở thành một con người như thế nào? Mình đang ưu tiên những điều gì nhất trong cuộc đời này? Mình muốn để lại di sản gì cho cuộc đời này? Giả sử nếu mình chết đi, thì trong đám tang của mình, mình muốn người thân, bạn bè, đồng nghiệp nói về mình là một con người như thế nào?…”(Nếu có thời gian, bạn hãy tìm hiểu quyển sách 7 Thói Quen Để Thành Đạt và đọc kỹ thói quen thứ 2 để biết rõ hơn cách xác định các giá trị cốt lõi của mình.)
  2. Sau khi đã nhận thức rõ bản thân mình rồi, bạn sẽ biết được sẽ có một số công việc phù hợp và không phù hợp với tính cách, điểm mạnh/yếu và giá trị cá nhân của mình. Tuy nhiên, bạn vẫn sẽ không biết được cụ thể là công việc nào đâu. Điều duy nhất bạn có thể làm là phải dấn thân và trải nghiệm. Đam mê không tự nhiên mà có, nó là một quá trình tìm kiếm và trải nghiệm. Cũng giống như cưới vợ/chồng vậy. Nếu may mắn thì bạn gặp được “soul mate” của bạn ngay từ lần gặp đầu tiên. Tuy nhiên, cũng có người phải trải qua 4-5 mối tình gì đó mới tìm ra được “soul mate” của mình. Cho nên, điều tôi muốn nói ở đây, và nhất là với các bạn trẻ, đó là các bạnđừng có ngồi không mà suy tưởng đâu là đam mê của mình. Hãy ra ngoài kia, dấn thân và trải nghiệm đi, còn không cả đời bạn sẽ chẳng bao giờ biết được mình thích gì đâu.
  3. Khi đã chọn một công việc nào đó, bạn hãy thật sự dồn hết tâm trí của mình vào việc đó. Làm việc một cách cật lực. Đừng quá lo nghĩ rằng liệu đây có phải là đam mê thật sự của mình hay không. Bạn có thể không tìm thấy ngay được đâu. Tuy nhiên, khi bạn nỗ lực hết sức mình cho công việc đó, đam mê sẽ tự động tìm đến bạn. Để hiểu hơn ý tôi nói, bạn hãy đọc bài viết này: Follow a Career Passion? Let It Follow You
Để kết lại, tôi xin trích lời của Steve Jobs trong bài diễn văn của ông về việc tìm kiếm đam mê của mình. Tôi hi vọng rằng cho đến khi bạn tìm được điều mình yêu thích, bạn sẽ không ngừng tìm kiếm nó, bạn nhé. Tôi tin rằng bất cứ ai, xuất thân ở đâu đi nữa, nhưng nếu tìm được công việc có ý nghĩa cho bản thân và giúp ích cho đời thì thế giới này sẽ trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều.
Đôi khi cuộc sống vùi dập bạn. Nhưng đừng đánh mất niềm tin. Điều duy nhất giúp tôi tiếp tục bước đi chính là vì tôi yêu tất cả những gì mình làm. Bạn phải tìm ra cho được tình yêu thật sự, trong công việc… Công việc sẽ chiếm phần lớn cuộc đời bạn và cách duy nhất để thành công thật sự là làm những gì mà bạn tin là những việc tuyệt vời. Và cách duy nhất để làm những việc tuyệt vời là bạn phải yêu việc mình làm.
Nếu bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng ngừng lại. Trong sâu thẳm trái tim mình, bạn sẽ nhận ra khi bạn tìm thấy nó. Vì vậy, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng ngừng lại.
– Steve Jobs
Tôi chúc cho cả bạn và tôi “hãy luôn khát khao, hãy cứ dại khờ” nhé.
Nguồn: Hải Đăng

Thứ Năm, 21 tháng 5, 2015

BÀI PHÁT BIỂU CỦA TIẾN SĨ TRẦN VINH DỰ

BÀI PHÁT BIỂU CỦA TIẾN SĨ TRẦN VINH DỰ
Có những thất bại sẽ làm các bạn bật khóc. Có những thất bại sẽ làm các bạn không thể khóc thành lời. Có những thất bại sẽ làm các bạn mất niềm tin và gục ngã một thời gian. Thậm chí có thể có những thất bại làm các bạn đau đến mức ước như mình chưa bao giờ được sinh ra. Trong những giờ phút ấy, hãy nhớ rằng ai cũng sẽ phải trải qua những thử thách tương tự. Cái gì không giết chết được chúng ta thì sẽ làm chúng ta lớn mạnh hơn. Tôi mong điều ấy ở các bạn.
Tôi rất hân hạnh được có mặt trong buổi lễ tốt nghiệp ngày hôm nay của các bạn, những cựu sinh viên yêu quý của trường Cao đẳng Nghề Việt Mỹ. Trong ngày vui này, tôi muốn chia sẻ với các bạn 3 điều với tư cách là một người bạn. Chỉ có 3 điều thôi, không có gì là lớn lao.
I.                  Điều thứ nhất là về sự thất bại.
Tôi tự cho mình là một người dám chấp nhận thất bại. Thất bại đầu đời của tôi là trong năm đầu Đại học. Tôi vào học Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 1995 và đặt mục tiêu phải lấy được học bổng để đi Úc học ngay trong năm đầu tiên. Để làm được việc đó, tôi phải đứng đầu trường về thành tích học tập. Kết quả học tập của tôi năm đó đứng đầu trường. Nhưng đáng tiếc là chương trình học bổng của Úc mà tôi nhắm tới năm đó kết thúc. Giấc mơ không thành, tôi đã khóc nhiều ngày, nhưng tôi không bỏ cuộc.
Khi tốt nghiệp Đại học, tôi cũng tốt nghiệp đứng đầu khoá. Tôi được trường Đại học Quốc Gia Hà Nội giữ lại làm giảng viên. Thế nhưng mức lương khi đó chỉ có 400 nghìn Đồng mỗi tháng, đủ cho tôi uống café và ăn sáng vài ngày. Tôi nộp hồ sơ xin việc ở nhiều nơi, và trong suốt 6 tháng trời, tôi chỉ nhận được hết cái lắc đầu này tới cái lắc đầu khác. Lại một thất bại nữa.
Sự thất bại trong việc tìm việc làm tốt và lương cao khiến tôi nhận ra tôi cần phải làm tốt hơn nữa. Tôi đã dành một năm tự học và xin học bổng. Thời kỳ này áp lực lớn tới mức tóc trên đầu tôi rụng từng mảng. Tôi cao 1m74, và khi đó tôi chỉ nặng hơn 50 kg đôi chút. Nhưng nỗ lực của tôi cuối cùng không uổng. Tôi được nhận học bổng của viện Harvard Yenching tại trường Đại học Harvard và được nhận vào học tại Đại học Tổng hợp Texas tại Austin. Năm 24 tuổi, tôi bắt đầu qua Mỹ học tiến sĩ Kinh tế.
Gần 6 năm học tiến sĩ là một thời kỳ gian khổ, đặc biệt là trong giai đoạn làm luận án. Các thất bại liên tiếp trong nghiên cứu và áp lực phải thành công để tốt nghiệp là đặc biệt nghiêm trọng. Nếu thời gian kéo dài quá lâu, học bổng của tôi sẽ hết, và tôi sẽ phải bỏ cuộc và về Việt Nam với hai bàn tay trắng. Vì thế nhiều lúc quẫn trí tôi đã tính đến việc tự sát.
Thế nhưng cuối cùng tôi vẫn vượt qua được. Khi tôi tốt nghiệp đầu năm 2007, tôi là một trong 3 nghiên cứu sinh được đánh giá cao nhất trong số khoảng gần 20 tiến sĩ Kinh tế tốt nghiệp năm đó của trường. Ngay từ trước khi ra trường, tôi đã có việc làm tại Mỹ với mức lương khởi đầu 6 con số, tức là hơn 100 nghìn USD/năm.
Năm 2010, tôi về Việt Nam và bắt đầu làm việc cho một Quỹ đầu tư lớn nhất nhì Việt Nam trên cương vị cố vấn kinh tế cao cấp. Nhiều người ngăn cản quyết định này. Nhiều người cho tôi là ngu ngốc. Và quả thật, tôi bị sa thải chỉ sau 3 tuần làm việc ở tập đoàn này. Lý do, các lãnh đạo của họ sợ những gì tôi nói và viết có thể ảnh hưởng đến tương lai chính trị của tập đoàn. Lại một thất bại nữa. Lần này nặng hơn vì tôi đã 33 tuổi.

Nhưng chính nhờ thất bại này, sự nghiệp của tôi rẽ sang một lối đi mới. Tôi tham gia cùng các bạn bè thân hữu của mình xây dựng công ty tài chính TNK Capital, giờ là một công ty tư vấn tài chính uy tín ở Việt Nam. Từ công ty này, chúng tôi lập ra Ismart Education, một công ty tiên phong ở Việt Nam trong lĩnh vực giải pháp giáo dục số, và đầu tư vào Học viện Giáo dục Hoa Kỳ, là công ty sở hữu trường Cao đẳng Nghề Việt Mỹ. Đó cũng là lý do mà tôi đứng trước các bạn ngày hôm nay với tư cách Chủ tịch của Trường.
Những thất bại mà tôi gặp phải trong 20 năm qua có thể chưa phải là những thất bại lớn. Tôi có thể sẽ còn gặp thêm nhiều thất bại nữa trong những năm tới. Nhưng mỗi khi thất bại, tôi lại thấy mình trưởng thành hơn và quyết tâm hơn.
Ngày hôm nay các bạn ra trường, cũng giống như tôi ra trường hồi 15 năm trước. Dù học giỏi tới đâu, hành trang lập nghiệp của các bạn cũng giống như tôi ngày đó, vẫn còn nghèo nàn lắm. Các bạn chắc chắn sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách, và sẽ có nhiều thất bại. Có những thất bại sẽ làm các bạn bật khóc. Có những thất bại sẽ làm các bạn không thể khóc thành lời. Có những thất bại sẽ làm các bạn mất niềm tin và gục ngã. Có những thất bại thậm chí làm các bạn đau đến mức ước như mình chưa bao giờ được sinh ra. Trong những giờ phút ấy, hãy nhớ rằng ai cũng sẽ phải trải qua những thử thách tương tự. Cái gì không giết chết được chúng ta thì sẽ làm chúng ta lớn mạnh hơn. Tôi mong điều ấy ở các bạn. Và đó là chia sẻ đầu tiên.

Tiến sĩ Trần Vinh Dự chia sẻ cùng các tân cử nhân tại buổi lễ tốt nghiệp 2014
II.                Điều thứ hai là về sự hữu hạn của cuộc đời.
Khi tôi còn ở những năm đầu của tuổi 20, tôi không bao giờ nghĩ đến một ngày nào đó mình trở nên già đi. Với tôi khi đó chỉ có tuổi trẻ. Thế nhưng đứng trước các bạn ngày hôm nay ở đây, tôi nhận ra 15 năm đã trôi qua như một giấc mơ. Chỉ 3 năm nữa tôi sẽ bước vào tuổi 40. Thêm một giấc mơ 15 năm nữa giống như giấc mơ vừa qua và tôi sẽ ngoài 50 tuổi. Điều đó cũng sẽ đến với các bạn. Rất nhanh thôi, 10 năm, 20 năm, rồi 30 năm sẽ trôi qua và một sáng thức dậy các bạn sẽ thấy tóc trên đầu mình có nhiều sợi bạc.
Điều đó không có gì là đáng buồn. Ngược lại, nó là một động lực lớn nếu các bạn biết tận dụng. Hiểu rằng mình sẽ già đi và biến mất khỏi trái đất này như là một lẽ tự nhiên cũng có nghĩa rằng bạn sẽ biết yêu quý từng ngày còn lại và biết dùng nó một cách có ích nhất.
Thế nào là có ích? Tôi không có ý nói đến việc bạn phải có những đóng góp lớn lao cho xã hội hoặc những hi sinh phi thường. Cái có ích mà tôi nói đến ở đây là các bạn chỉ sống có một lần cuộc sống này, vì thế hãy làm những gì các bạn thực sự yêu thích nhất. Tôi muốn mượn lời Steve Jobs tại lễ tốt nghiệp năm 2005 của Đại học Standford. Jobs nói rằng “thời gian của các bạn là hữu hạn, vì thế đừng phí phạm thời gian để sống cuộc đời của người khác. Đừng bị xập bẫy các giáo điều để phải sống cuộc sống của mình theo cách nghĩ của người khác. Đừng để tiếng nói quan điểm của người khác nhấn chìm tiếng nói sâu thẳm trong lòng bạn. Và điều quan trọng nhất là hãy có can đảm để đi theo tiếng gọi của trái tim và trực giác của bạn. Chúng là thứ biết rõ rất bạn thực sự muốn trở thành một người như thế nào. Những thứ khác đều là thứ yếu.”
Khi các bạn thực sự làm việc gì mà các bạn yêu thích nhất, các bạn sẽ dễ vượt qua những thử thách hơn. Công việc chiếm một phần lớn cuộc đời của các bạn, vì thế, các bạn sẽ chỉ cảm thấy thực sự mãn nguyện khi được làm việc mà các bạn cho là thích hợp nhất với mình.
Tôi là một người ham viết lách từ nhỏ. Ngay khi còn là học sinh phổ thông cơ sở, tôi đã viết tiểu thuyết và làm thơ. Tiểu thuyết của tôi chưa bao giờ được đăng, và thơ của tôi cũng vậy. Có lẽ tiểu thuyết của tôi quá dở và thơ của tôi cũng cộc cằn. Tôi không làm thơ và viết văn nữa, nhưng niềm yêu thích viết lách thì ngày một lớn. Cuối cùng, tôi trở thành một nhà phân tích và bình luận về kinh tế và quan hệ quốc tế. Trong mười năm nay, tôi đã có gần 1 nghìn bài viết đăng tải trên nhiều báo và tạp chí trong và ngoài nước. Đó là sở thích của tôi. Nó làm tôi cảm thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa. Nếu như nhiều tuần qua đi không thể viết những gì mình muốn viết, tôi cảm thấy thiếu hụt như thiếu hụt ô xi để thở, và tôi phải quay lại viết bằng được.
Trong số các bạn ngồi đây ngày hôm nay, hẳn sẽ có một số bạn đã thực sự biết mình muốn làm gì. Các bạn thật may mắn. Với phần lớn các bạn khác, có lẽ các bạn vẫn còn chưa biết mình muốn làm gì. Các bạn hãy tiếp tục tìm kiếm. Cũng giống như tất cả các vấn đề thuộc về trái tim, các bạn sẽ biết mình tìm ra nó khi gặp nó. Các bạn không được dừng lại trước khi tìm ra. Và khi đã tìm ra công việc mà mình thực sự ưa thích, các bạn hãy theo đuổi nó bằng toàn bộ năng lượng của mình. Vì thời gian của các bạn trên đời này chỉ là hữu hạn, các bạn sẽ già đi, và chắc chắn các bạn không muốn trở thành một người già chìm đắm trong hối tiếc về quá khứ bị bỏ lỡ.
III.           Điều thứ ba là sự thành đạt và hạnh phúc.
Không phải ai sinh ra cũng là thiên tài, cũng có cơ hội để trở thành một thiên tài. Không phải ai sinh ra cũng trong một gia đình giàu có, hoặc có cơ hội để trở thành giàu có. Tôi không phải là một thiên tài, và cho đến giờ tôi cũng chưa bao giờ là một người thực sự giàu có. Có thể trong số các bạn tốt nghiệp ngày hôm nay sẽ có một số ít bạn trở thành những người đặc biệt nổi tiếng hoặc giàu có về sau, nhưng chắc chắn phần lớn trong số các bạn sẽ là những người có cuộc sống bình thường.
May mắn là không cần phải là một thiên tài hoặc một người đặc biệt giàu có thì mới có hạnh phúc. Thậm chí trong nhiều trường hợp điều này còn ngược lại, có nghĩa là người đặc biệt nổi tiếng hoặc giàu có nhiều khi không có hạnh phúc.
Lý do là, hạnh phúc là cảm nhận chủ quan của bạn đối với những gì bạn làm, những gì bạn có, và những gì xung quanh bạn. Hạnh phúc không phải là một khái niệm vật lý với những công thức khô cứng. Nó là thứ thuộc về con người, và vì thế, nó có có vẻ đẹp và sự bí ẩn mà chỉ có chính bạn mới giải mã cho mình được. Nếu biết cách giải mã, hạnh phúc đến từ những điều nhỏ nhặt nhất. Trong bước đường sắp tới, các bạn sẽ phải luôn bám đuổi trong một cuộc cạnh tranh gay gắt về danh lợi. Nhưng hãy đừng để nó cuốn các bạn đi vĩnh viễn. Hãy biết dừng lại, dành thời gian để cảm nhận và tự vui với những gì mình có.

Và lý do để tôi chia sẻ điều này là vì hôm nay là ngày của các bạn. Các bạn đã đặt thêm được một dấu mốc hết sức quan trọng trong cuộc đời mình. Những khó khăn cực nhọc trên ghế nhà trường đã qua, những khó khăn cực nhọc trên con đường mưu sinh và khẳng định bản thân đang đến. Nhưng ngay lúc này, chính lúc này đây, các bạn có quyền dừng lại trong một ngày, có quyền tự hào vì những gì mình đã làm được, có quyền vui chơi với các bạn đồng khoá và thầy cô thêm một ngày nữa như những sinh viên còn đang học, có quyền tổ chức tiệc tùng để ăn mừng thành tựu của mình.

Không có ai sống thay cuộc sống của các bạn, và các bạn cũng không cần phải sống thay cuộc sống của ai. Vì thế, không ai có quyền đánh giá hay nghi ngờ những nỗ lực mà các bạn phải trải qua để đến được với thời khắc này. Chúng tôi, những người đàn anh, đàn chị, những người đã đi trước, vui mừng và nghiêng mình trước các bạn. Chúc tất cả các bạn thành công và hạnh phúc.

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2015

Phương pháp học tập siêu đẳng


Xã hội này là copy của tự nhiên, và mức độ hoàn hảo chỉ phụ thuộc vào trình độ copy cao hay thấp. Đấy là “thuận theo tự nhiên”.
Để học tập có hiệu quả cao chúng ta cũng cần thuận theo tự nhiên, nghĩa là cũng
đi copy. Người Do Thái có câu nói rất hay về vấn đề này, đó là: “Không cần phải sáng tạo ra cái mới, hãy cải
tiến những cái đã có cho đơn giản, tiện dụng và hiệu quả hơn”. Nếu nhìn lại lịch
sử phát triển xã hội loài người thì đúng là tất cả những gì tiên tiến nhất, hiệu
quả nhất hiện nay đều là sự bắt chước thiên nhiên, và đều là sự cải tiến của những
thứ đã có từ hàng ngàn năm trước. Một minh chứng hùng hồn cho lý thuyết này đó
là “bóng đèn điện” của Thomas Edison. Bản thân ông không phải là người nghiên cứu
đầu tiên và có những kiến thức đầu tiên về đèn điện mà ông chỉ là người mua lại
bằng sáng kiến của 2 nhà khoa học khác, sau đó nhọc công tìm hiểu để cải tiến
nó cho tiện dụng nhất. 

Người xưa đã có câu: “Đi một ngày đàng học
một sàng khôn”. Nghĩa là chúng ta phải làm nhiều, hoạt động nhiều để có được
nhiều kinh nghiệm, từ đó mới có cuộc sống tốt đẹp được. Nhưng để có được kinh
nghiệm theo kiểu này thì chúng ta lại phải đánh đổi một thứ, thứ mà chúng ta
không được phép để mất. Đó chính là thời gian. Lịch sử xã hội ngày càng “dày”,
nếu chúng ta lại muốn có kinh nghiệm bằng cách tự mình trải nghiệm thì đến khi
có được chút đỉnh có lẽ tóc đã bạc, mắt đã mờ và chân đã chậm. Lúc đó thì còn
làm được gì nữa, “lực bất tòng tâm” mà.


Nói dai nói dài tóm lại là thay vì tự mình
trải nghiệm cuộc sống để lấy kinh nghiệm, chúng ta hãy học hỏi kinh nghiệm từ người khác. Cải tiến
những cái đã có để có thể rút ngắn quãng đường trau dồi kinh nghiệm đến thành
công. Nghĩa là thành công
đến với chúng ta sớm hơn.


Hôm nay tôi sẽ trao đổi với các bạn về kỹ
năng học tập siêu tốc ( nó áp dụng được cho mọi môn học và mọi cấp độ học- kể cả
trên ghế nhà trường lẫn cuộc sống và sự nghiệp). Phương pháp này gồm có 3 bước
cơ bản:


Bước 1: Phân tích đề.


Bước 2: Xem giải.


Bước 3: Tổng kết.


Cụ thể các việc ta cần làm ở từng bước như
sau:


Bước 1:


Ít nhất 2 câu hỏi sau đây cần được giải quyết:




  • Đề bài cho gì? ( giả thiết,
    dữ kiện, nền tảng cơ sở hay chính là vốn trong kinh doanh …)
  • Đề bài yêu cầu gì? ( kết luận,
    muốn ta làm được điều gì, hay chính là chỉ tiêu/mục tiêu cần đạt trong
    kinh doanh)



Bước 2: ( Học cách giải quyết vấn đề)



  • Nếu là học
    tập:



Thì hãy mở lời giải ra xem, chỗ nào chưa hiểu
thì chỉ cần nhớ trong lời giải này có mấy chỗ mình chưa hiểu. Không nên mất thời
gian để tìm câu trả lời cho nó. Vì 2 lý do: thứ nhất đích của chúng ta là hiểu
được cả lời giải chứa không phải chỉ một phần trong lời giải, thứ hai là khi ta
chưa đọc hết nội dung thì chưa thể nắm bắt được dòng suy nghĩ của người giải.


Nhưng bước cần
làm ở đây là:


·
Đọc lời giải


·
Tổng kết lại xem có mấy điểm mình chưa hiểu
trong lời giải ( tức là số lượng nhé)


·
Chia lời giải thành các bước nhỏ
( theo kiến thức và cách từ duy của riêng bạn) và tự đặt cho nó một cái tên. ( Chẳng ai tại sao
chúng ta lại mang tên là “con người” mà sinh vật kia lại là “con chó”, và cũng
chẳng ai hỏi tại sao không phải là ngược lại… Đúng không các bạn?). Trẻ em học
tập nhanh vì các bé ít khi có những thắc mắc ngớ ngẩn kiểu người lớn


·
Và cuối cùng là phải trả lời câu
hỏi: “ Bài này giải qua mấy bước? Tên các bước là gì?



  • Nếu là
    trong cuộc sống, công việc



( Mong các bạn
thông cảm, vì nó không nằm trong mục tiêu bài viết này, nên tôi không trình bày
ở đây)


Các bạn ơi! Chúng
ta cùng thảo luận nhé!


Bước 3: Bước này chỉ thực hiện sau khi bạn
đã làm được ít nhất 2 ví dụ có dạng tương tự.


Đến đây là lúc bạn phải tìm cho ra lý do tại sao
họ lại giải quyết những “điểm khó hiểu” của bạn bằng cách đấy.


Ít nhất bạn phải giải quyết được các vấn đề
sau:



  • Tìm cho
    được lý do tại sao họ
    dùng cách đấy để xử lý.
  • Tập hợp các “vấn đề”- bài tập thành các dạng, càng đi vào được bản chất
    càng tốt. Ví dụ mọi bất đẳng thức đều xuất phát từ X≥ 0.
  • Những sai lầm thường gặp
    khi giải quyết nó ( hay chính xác là những kinh nghiệm xương máu mà bạn có
    được trong quá trình giải quyết nó- những vấn đề/bài tập tương tự bài bạn
    bắt chước).



Hay quên/nhầm ở
đâu? ( where?)


Hay quên/nhầm
cái gì? ( What?)


Với bài này/dạng
này thì đường lối, cách thức tiếp cận/xử lý là gì? (How)


Phải chú ý/cẩn
thận ở điểm nào trong khi xử lý, tính toán, lên kế hoạch…



  • So sánh cách giải quyết của các bài cùng dạng và khác dạng.




Chắc hẳn các bạn đã áp dụng kiểu sao chép
này rồi, nhưng sử dụng nó một cách bản năng tự nhiên- chứ không phải chủ động.
Vì vậy khi viết bài này tôi hy vọng các bạn hãy làm chủ mình, làm chủ các tư
duy của mình, đừng để tư duy làm chủ mình.


Tiếng anh hiện đang là vấn đề của nhiều bạn.
Các bạn cứ học tập lẫn nhau theo cách: “Học cho tốt lý thuyết, sau đấy mới làm
bài tập”. Nếu cách này mà đúng thì người Việt Nam với đức tính cần cù chăm chỉ
đâu phải khổ sở vì tiếng anh như lâu nay vậy. Tôi học tiếng anh chỉ trong chưa
đầy 2 tháng nghỉ hè (năm 2010). Kiến thức thì không dám nhận là cao nhưng cũng
tham gia chia sẻ và thảo luận với các em đang ôn thi đại học được. Tôi viết vậy
không phải để vẽ đẹp hình tượng bản thân hay khoe khoang mình, mà chỉ hy vọng
các bạn thấy phương pháp học cũ đã đến lúc cần cải tiến/ sửa đổi.


Tôi biết mình còn nông cạn, và mình tôi thì
không thể bằng cả một cộng đồng được. Ngạn ngữ Nhật đã có câu: “ Không ai trong
chúng ta thông minh bằng tất cả chúng ta”. Vì vậy các bạn có thể vui lòng chia
sẻ những hiểu biết, cũng như những ý tưởng để tôi có thể sáng tỏ hơn vấn đề : cần
phải làm thế nào để cách mạng nên giáo dục hiện tại. Dưới đây là hòm thư điện tử
dành riêng cho những tâm sự, những chia sẻ … của các bạn. Cái mà các bạn muốn
tôi lắng nghe. Tôi sẽ rất vinh dự khi nhận được thư của các bạn.

Bí quyết quản lí thời gian

Bí quyết quản lí thời gian 

Có phải lúc nào bạn cũng thấy thiếu thời gian để hoàn tất mọi công việc trong ngày? Có phải bạn luôn thấy mình chậm trễ? Bạn đừng quá lo lắng. Đó là vấn đề không chỉ của riêng bạn. Rất nhiều học sinh trung học cũng gặp vấn đề như vậy. Với khối lượng bài vở khổng lồ trên trường, lại còn phải chạy sô đi học kèm, nào toán, lí, hoá, văn lại còn ngoại ngữ, vi tính nữa chứ. Sắp xếp thời gian làm sao để vừa có thể học, vừa có thể thư giãn để không bị stress quả là vấn đề nan giải. Sau đây là một vài bí kíp có thể giúp bạn quản lý thời gian và sắp xếp cuộc sống hợp lý hơn.
1. Lập danh sách những việc cần làm trong ngày:
Đặt những việc quan trọng lên hàng đầu và làm trước. Để dễ dàng hơn có thể sử dụng một danh sách để theo dõi tất cả những việc cần hoàn tất. Và đừng quên tự thưởng cho bản thân mỗi khi hoàn thành xong một công việc.
2. Sử dụng thời gian rảnh rỗi hợp lý:
Chẳng hạn bạn có thể đọc sách khi đi xe buýt đến trường. Như vậy là bạn đã dùng một mũi tên mà bắn trúng hai đích rồi đấy.
3. Biết cách nói "không":
Nếu bạn đi làm thêm và ông chủ muốn bạn làm vào tối thứ 5, trong khi sáng thứ 6 bạn có bài thi. Tốt nhất là bạn nên từ chối. Hãy luôn nghĩ đến những ưu tiên trong ngắn hạn và dài hạn của bạn.
4. Tìm thời điểm thích hợp:
Bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn nếu bạn biết khi nào bạn có thể làm tốt nhất. Ví dụ nếu đầu óc bạn linh hoạt trong tính toán vào buổi trưa thì đừng để bài tập toán đến tối bạn nhé.
5. Ôn lại kiến thức mỗi ngày:
Bạn nên nắm chắc những gì đã học. Như vậy bạn sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức mới hơn. Và bạn sẽ không bị khớp nếu giáo viên bất chợt gọi bạn lên bảng.
6. Ngủ thật ngon giấc:
Đừng cố thức khuya để làm xong việc gì đó. Thiếu ngủ thường xuyên chỉ khiến bạn thêm mệt mỏi và làm việc kém hiệu quả.
7. Cho mọi người biết thời gian biểu của bạn:
Nếu những cú điện thoại cứ làm phiền bạn. Hãy nói với bạn bè là bạn chỉ có thể nhận điện thoại từ 7 đến 8 giờ tối. Điều này nghe có vẻ nhỏ nhặt nhưng lại rất có ích đấy.
8. Trở thành người biết phân-chia-công-việc:
Hãy tính xem một tuần bạn có bao nhiêu thời gian rảnh rỗi. Sau đó lập một quỹ thời gian và lên kế hoạch cho mọi hoạt động dựa theo đó.
9. Đừng phí thời gian lo lắng không đâu:
Bạn có bao giờ phí cả một buổi tối lo lắng về một việc mình chưa làm được? Như thế có đáng không? Thay vì dằn vặt bản thân cũng như chần chừ, do dự ,hãy bắt tay vào làm việc đó ngay đi.
10. Biết đặt mục tiêu vừa sức:
Lập nên những mục tiêu không thực tế chỉ khiến mình chuốc lấy thất bại mà thôi. Đặt những mục tiêu lớn cho bản thân là rất tốt nhưng không nên làm quá sức. Bạn nên đặt ra những mục tiêu khó nhưng có khả năng làm được.

Bạn hãy tham khảo những bí quyết này. Và có thể thay đổi chút ít cho phù hợp với thói quen của bạn. Nếu bạn biết đặt những ưu tiên hợp với bạn, cơ hội để hoàn tất những ưu tiên đó là rất lớn. Good luck

Thứ Tư, 13 tháng 5, 2015

Bí quyết để chăm học tránh lười học

1. Học tập hôm nay, tương lai ngày mai
Bạn muốn trở thành bác sĩ, hay một ca sĩ nổi tiếng, hay một người hoạt động xã hội? Tất cả đều phụ thuộc vào bạn có được có một nền kiến thức tốt, một kết quả học tập tốt hay không. Nếu không có hai điều này, giấc mơ của bạn sẽ khó thành hiện thực đấy nhé! Cho dù nghề nghiệp tương lai của bạn không đòi hỏi phải có bằng cấp, nhưng người khác sẽ nghĩ gì nếu biết rằng lịch sự học vấn của bạn quá í ẹ! Muốn xây nhà cho tương lai, chỉ cần bạn đặt nền móng vững chắc cho thói quen học hành ngay bây giờ.

2. Sử dụng thời gian hiệu quả
Lên lịch học cả tháng cho những điều ưu tiên, và những thời gian chuyên biệt cho những môn học cần ưu tiên hơn.
3. Không thể thành có thể
Dành đủ thời gian cho những việc cần làm. Nếu bạn hoàn thành sớm hơn, bạn có thể nghỉ xả hơi. Nhưng hãy bám chắc theo đúng lịch học của mình và đừng để bất kì việc gì khác lấn át chuyện học của bạn.
4. Chậm mà chắc
Chia thời gian học thành những khoảng nhỏ, thay cho một kế hoạch dài hạn không khả thi. Thí dụ, tỉ lệ thành công của bạn sẽ cao hơn nếu bạn chỉ học/làm việc trong mỗi lần một tiếng, hơn là bạn sẽ học/làm việc trong vòng 2-3 tiếng liền tù tì mà không nghỉ ngơi. Hãy nghĩ về điều này khi bạn xếp lịch học của mình nhé.
5. Treo giải thưởng cho bản thân
Tự thưởng cho mình sau mỗi lần bạn hoàn thành một nhiệm vụ. Trong quá trình học tập, việc tự treo giải thưởng ở cuối đoạn đường sẽ giúp bạn có “động lực” học tập.
6. Bạn bè cùng tiến
Lôi kéo bạn bè cùng học chung với mình. Có bạn có bè sẽ giúp bạn bám sát thời khóa biểu tốt hơn. Chỉ cần chắc rằng cả hai có thể cùng chung một lịch học.
7. Thu nhỏ
Chia những kế hoạch to tát thành những nhiệm vụ nho nhỏ. Hoàn thành từng điều một, thay vì bạn sẽ gặp trục trặc lớn nhỏ trong suốt thời gian làm.
8. Xếp thời khóa biểu cho mọi việc
Làm một thời khóa biểu, nhắc nhở bản thân cũng như làm một danh sách kiểm tra cho những việc bạn cần phải hoàn thành.
9. Tạo bầu không khí học hành
Loại ra hay giảm thiểu những tiếng ồn hay những điều có thể khiến bạn mất tập trung. Đảm bảo độ sáng cho nơi học của bạn. Chuẩn bị dụng cụ học tập đầy đủ (như bút chì, giấy, những sách tham khảo) sẵn sàng. Đừng lãng phí thời gian học của bạn cho việc chạy lăng xăng mỗi khi cần chúng.
10. Ngăn nắp
Chỉ cần một vài phút sắp xếp lại kệ sách, điều này có thể giúp bạn giảm bớt tình trạng ngủ ngày đấy nhé!

Copyright by hocmai.vn

Tuyển chọn 20 đề thi thử các trường chuyên có đáp án thang điểm chi tiết


Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2015

BÍ KÍP THỨC KHUYA HỌC BÀI HIỆU QUẢ!

BÍ KÍP THỨC KHUYA HỌC BÀI HIỆU QUẢ!
1, Uống 1 lon bò húc
Thôi khỏi cần phải lăn tăn, nếu mai thi mà tối nay muốn thức qua đêm học bài thì uống ngay 1 lon bò húc Thái Lan từ lúc ngồi vào bàn học. 5 phút sau, bạn sẽ “tỉnh như ruồi”, không hề có cảm giác buồn ngủ tẹo nào. Sở sĩ phải uống nước bò húc Thái Lan vì đây là loại nước uống phổ biến và hiệu quả cao, không dùng bò húc Việt Nam sản xuất vì khả năng làm tinh thần tỉnh táo thất thường, lúc được lúc không. Các “cú đêm” khuyến cáo bạn dùng nước bò húc Thái Lan nhưng cũng nên thận trọng với loại nước uống này. Bởi, nếu dùng 1 vài đêm thì được, chứ dùng lâu dài ngày này qua tháng nọ rất có thể bạn sẽ bị tiểu đường và thần kinh bị “trơ”, dẫn đến bệnh mất ngủ trầm trọng.
2, Ngủ từ lúc chiều tối
Thực hiện điều này không dễ chút nào, bởi nhịp sinh học của bạn không “cho phép” làm điều này. Tuy nhiên, đứng trước 1 kỳ thi quan trọng và bạn có thời gian rãnh để ôn thi thì phương pháp này khá hiệu quả. Bạn sẽ ngủ lúc 6 giờ chiều và dậy lúc 9-10 giờ tối và thức đến tận sáng hôm sau mà sức khỏe vẫn tốt. Vì mới ngủ dậy, nên cơ thể bạn không còn có cảm giác bùn ngủ nữa, bạn có thể thức đến sáng mà vẫn tỉnh bơ. Tuy nhiên, bạn cũng đừng nên lạm dụng quá cách này vì nhịp sinh học thay đổi trong thời gian dài sẽ dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe, hãy trở lại nhịp sinh học bình thường sau khi kỳ thi kết thúc.
3, Làm một ly cà phê sau bữa cơm tối
Khác với bò húc, uống cafe thường không có tác dụng tỉnh táo để thức khuya tức thời mà vài tiếng sau mới có tác dụng. Chất cafein trong cafe còn là chất giúp đầu óc con người tập trung và minh mẫn hơn để làm việc. Chính vì thế, sau bữa cơm tối, hãy thưởng cho mình một ly cà phê tùy khẩu vị. Nếu không uống được cafe vì sợ da xấu, hãy uống nước trà xanh, loại nước uống cũng có chất cafein nhưng không gây tổn hại cho da.
4, Thức khuya hoàn toàn tự nhiên, không dùng thủ thuật
Thức khuya một cách tự nhiên rất khó, nhưng cũng là cách giúp bạn tránh một số vấn đề về sức khỏe mà khi dùng “thủ thuật” bạn hay bị mắc phải như: tiểu đường, da xấu, nhịp sinh học thay đổi.v..v..Ở cách thức khuya này, bạn cần phải có cách chống chọi với cơn buồn ngủ ập đến nếu không muốn nó lôi bạn lên giường ngay tức khắc. Hãy thật tự nhiên, xem ban đêm như là ban ngày.
Ăn uống gì đó nếu thấy đói bụng (90% thức khuya sẽ đí bụng), đó là cách bổ sung năng lượng cho cơ thể hoạt động về đêm.
Tập thể dục nhẹ: Khi làm việc hay học bài, đầu óc không tỉnh táo, hãy đứng dậy vươn vai, tập một vài động tác thể dục đơn giản cho lưu thông khí khuyết. Hẳn bạn sẽ thấy khỏe khoắn và minh mẫn hơn nhiều.
Nghe nhạc mạnh: cách này chỉ áp dụng nếu bạn ở một mình trong phòng kín, chứ nếu ở tập thể hay ở với gia đình, rất có thể bạn sẽ bị đánh “bờm đầu”.
5, Một số điều cấm kỵ khi thức khuya
Tất cả mọi nỗ lực thức khuya sẽ trở nên công cốc, bạn sẽ về với đội của chiếc giường thân yêu nếu như bạn làm những điều sau đây
- Năm xuống nghỉ ngơi 1 tí cho đỡ mệt: điều này là điều cấm kỵ nhất trong “cẩm nang thức khuya”, rất có thể bạn sẽ nằm luôn đến sáng mai nếu có ý định này.
- Ăn đồ ăn có chất béo: bạn sẽ bị đầy bụng nếu ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ đêm khuya, bạn sẽ không tập trung được thêm tẹo nào và dẫn đến cơn buồn ngủ ập đến “cuốn” bạn rời khỏi bàn ngay lập tức.
- Mở nhạc nhẹ và đèn ngủ: bạn đã vô tình tạo ra môi trường buồn ngủ, nhiều người sẽ thức được, nhưng nhiều người cũng sẽ không chống cự được với cơn buồn ngủ nếu cứ nghe nhạc không lời trong làn ánh sáng yếu ớt.

Copyright by Hocmai

Phát hiện và giải quyết vấn đề trong bài toán hình học phẳng từ mối quan hệ 3 điểm


Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2015

CÔNG BỐ CHÍNH THỨC TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CỦA ĐH Y HÀ NỘI

CÔNG BỐ CHÍNH THỨC TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CỦA ĐH Y HÀ NỘI !!
I. Tuyển thẳng
- Đối với học sinh giỏi quốc gia chỉ khi đạt giải Nhất môn Sinh, Toán, Hóa mới được tuyển thẳng vào tất cả các ngành, bao gồm cả ngành Bác sỹ đa khoa.
- Những thí sinh đạt giải Nhì và Ba quốc gia môn Sinh, Toán, Hóa và đã tốt nghiệp THPT được tuyển thẳng vào ngành: Y học cổ truyền, Y học dự phòng, Điều dưỡng, Xét nghiệm Y học, Y tế công cộng, Dinh dưỡng và Cử nhân khúc xạ.

Số lượng tuyển thẳng không quá 10% chỉ tiêu của mỗi chuyên ngành. Nếu số lượng đăng ký tuyển thẳng vượt quá 10% chỉ tiêu, nhà trường sẽ xét tiêu chí ưu tiên theo thứ tự sau: Tổng điểm 4 môn thi tốt nghiệp; điểm thi tốt nghiệp môn Toán.
- Những thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc tế và quốc gia đã tốt nghiệp THPT, hiệu trưởng, hội đồng khoa học của trường sẽ xem xét cụ thể kết quả dự án hoặc đề tài mà thí sinh đạt giải để tuyển thẳng vào một số ngành hệ cử nhân.
Trường ĐH Y Hà Nội cũng tuyển thẳng những thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển Quốc gia dự thi Olympic Quốc tế các môn Toán, Hóa, Sinh; Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp trung học;
- Người đã trúng tuyển vào các trường, nhưng ngay năm đó có lệnh điều động đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung nay đã hoàn thành nghĩa vụ, được phục viên, xuất ngũ mà chưa được nhận vào học ở một trường lớp chính quy dài hạn nào, được từ cấp trung đoàn trong quân đội hoặc Tổng đội thanh niên xung phong giới thiệu, nếu có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn về sức khoẻ, có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ thì được xem xét nhận vào học tại trường trước đây đã trúng tuyển.
II. Về ưu tiên xét tuyển (áp dụng cho các thí sinh không đạt điều kiện tuyển thẳng hay không dùng điều kiện tuyển thẳng)
- Thí sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Toán, Sinh, Hóa sẽ được cộng điểm thưởng vào tổng điểm 3 môn Sinh, Toán, Hóa cụ thể như sau: Đạt giải Nhì cộng 3 điểm; Đạt giải Ba cộng 2 điểm.
- Với đối tượng được xét tuyển thẳng là những thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo, nhà trường yêu cầu phải có điểm trung bình các môn thi tốt nghiệp THPT đạt từ 7 điểm trở lên. Những thí sinh này phải học dự bị 1 năm. Sau 1 năm học dự bị, nhà trường sẽ tổ chức kiểm tra, nếu dạt yêu cầu, thí sinh sẽ được nhập học. Chỉ tiêu xét tuyển thẳng là 5 với ngành Điều dưỡng và 5 với ngành Y tế công cộng.
Thực hiện theo quy định của Bộ GD-ĐT phải thông báo trước 3 năm nếu có thay đổi trong tuyển sinh, từ năm 2018, nhà trường sẽ thực hiện việc tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định sau:
- Những thí sinh trong đội tuyển sự thi Olympic quốc tế môn Toán, Sinh, Hóa và những thí sinh đạt giải nhất quốc gia môn Toán, Sinh, Hóa đã tốt nghiệp THPT được tuyển thẳng vào tất cả các ngành; những thí sinh đạt giải Nhì, Ba quốc gia môn Sinh, Toán, Hóa đã tốt nghiệp THPT được tuyển thẳng vào ngành: Y học cổ truyền, Y học dự phòng, Điều dưỡng, Xét nghiệm y học, Y tế công cộng, Dinh dưỡng, Cử nhân khúc xạ. Số lượng tuyển thẳng từ 5 - 10% chỉ tiêu của mỗi chuyên ngành.
- Về ưu tiên xét tuyển: Thí sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Sinh, Toán, Hóa sẽ được cộng điểm thưởng vào tổng điểm 3 môn xét tuyển của trường. Mức điểm cộng, trường sẽ công bố cụ thể theo từng năm.
Vietnamnet

Bí quyết tiếp cận hiệu quả kỳ thi quốc gia BĐT GTLN NN



Thứ Ba, 5 tháng 5, 2015

Tổng hợp đề thi thử môn toán


Cảm ơn thầy Nguyễn Thành Hiển

11 điều nên nhớ, cần làm để có hiệu quả ôn thi khác biệt

11 điều nên nhớ, cần làm để có hiệu quả ôn thi khác biệt

Nếu bạn đã cố gắng hết sức mà hiệu quả ôn thi không cao thì có thể đó là do những thói quen cố hữu đã cản trở bạn, bạn hãy thử thay đổi với 11 lưu ý sau: 
Bí-quyết-học-tập-tốt

1. Chọn thời điểm và không gian yên tĩnh.
Bạn cần một không gian yên tĩnh, tránh ồn ào như vậy bạn sẽ dễ dàng tập trung hơn. Nên ngồi gần cửa sổ, càng tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên và luồng không khí lưu thông đều trong phòng.
2. Học buổi sáng là tốt nhất. Không thức đêm nhiều, nhất là trước kỳ thi.
Xác định thời điểm học cũng rất quan trọng. Khả năng lao động trí óc của con người tăng dần từ sáng sớm tới gần trưa, sau đó giảm dần – sau bữa ăn trưa nên có ngủ trưa chút ít từ 20-30 phút cũng được. Hiệu suất học buổi trưa còn cao hơn buổi sáng, đặc biệt đối với những môn học khó.
Buổi chiều có hơi giảm vào giờ ăn tối. Sau đó, dường như có một chu kỳ mới và khả năng trí óc lại tăng dần cho tới khoảng 21 giờ, sau đó lại giảm. Không nên thức sau 22 giờ – vì đầu óc sau một ngày làm việc dường như đã bão hòa, không còn tiếp thu thêm được nữa. Lúc rời bàn học, các bạn có thể lật qua, lướt mau những dòng đầu của các bài đã ôn từ đầu để xác định mình đã học được tới đâu. Làm như vậy cũng tựa như mình gởi tất cả vào tiềm thức bộ nhớ trước khi đưa não vào giấc ngủ.
3. Ngủ không đủ sẽ làm não bộ hoạt động kém hơn bình thường.
Trung bình chúng ta cần ngủ khoảng 8 tiếng một ngày, nhiều nhất là về đêm, để cho ấn tượng ngày hôm trước dịu nhạt, những ấn tượng ngày mới chưa hình thành, sáng sớm tỉnh dậy có một bộ óc “mới tinh”, có khả năng hoạt động tốt nhất. Vả lại, có ngủ được say thì trong giấc ngủ vào giai đoạn có giấc mơ, cũng là lúc mà các kích thích tố tăng trưởng được tiết ra giúp chúng mình mau lớn thêm nữa.
4. Đặt ra mục tiêu và cố gắng hết sức hoàn thành mục tiêu đó.
- Theo quy luật 90/10, cứ 10 phút bạn bỏ ra để lập kế hoạch thì bạn sẽ tiết kiệm được 90% thời gian hoàn thành và hiệu quả công việc. – Từ bây giờ bạn hãy lấy một tờ giấy và xác định lại mục tiêu luyện thi đại học của mình:
+ Bạn định thi đỗ trường nào?
+ Số điểm dự kiến là bao nhiêu?
+ Bạn thực sự muốn chiến thắng?
- Sau đó bạn hãy lên lịch cho từng công việc cụ thể để tiến tới mục tiêu đó. Có ai đó đã nói rằng chúng ta không bao giờ có đủ thời gian để làm tất cả mọi việc, nhưng luôn có đủ để làm những việc quan trọng nhất.
Mỗi ngày bạn đừng tham lam làm hết tất cả mọi việc, ôn hết tất cả các môn mà hãy lập ra một bảng ưu tiên các môn và kế hoạch ôn từng ngày.
Khi bạn thi đại học, đương nhiên các môn thi đại học vẫn là ưu tiên hàng đầu, nhưng bạn cũng đừng có bỏ quá nhiều thời gian vào đó. Khoa học đã chứng minh rằng, nếu bạn học một môn liên tục quá 45 phút thì khả năng nhớ sẽ giảm rất nhanh trong thời gian sau đó.
Tóm lại bạn hãy lên một cái lịch cụ thể cho hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, vài tháng. Định ra việc gì là quan trọng hơn thì làm trước.
5. Tập trung cao độ trong khoảng 1 tiếng rồi nghỉ giải lao, tránh ngồi lì 3-4 tiếng liên tục.
Thời gian học hiệu quả thường khoảng 45 phút sau đó hãy nghỉ ngơi thư giãn một chút. Và nếu bạn cảm thấy quên kiến thức thì cũng đừng có cố gắng quá để nhớ lại nó làm gì cả. Nguyên tắc của học hiệu quả là phải để cho đầu óc thư giãn, rồi tự kiến thức nó sẽ về. Nếu bạn muốn ôn lại bài thì hãy ôn lại sau đó 10 phút, rồi 1 ngày, rồi 1 tuần, và một tháng.
6. Dùng phương pháp ghi nhớ hiệu quả như sơ đồ Mind map
Sơ đồ này cũng gần giống với một brain-storming – sơ đồ tư duy, nhưng thay vì “vẽ” ra những ý tưởng mới mẻ, bạn hãy viết tất cả mọi nội dung bạn cần biết về vấn đề đó bằng những ý chính ngắn gọn, súc tích nhất. Bằng cách này, khi kỳ thi bắt đầu, bạn chỉ cần 5 phút để ghi nhớ những nội dung chính và triển khai nó trong đầu mình. Vậy làm sao để nhớ cả bảng hệ thống tuần hoàn? Nhớ tất cả các sự kiện lịch sử trong sách? Bạn hãy thực hiện theo cách sau:
- Ghi thành dàn bài:
- Nhẩm trong óc:
- Ghi ra giấy:
Nhất là những công thức, những định lý, định đề. Khi ghi, bạn chỉ tóm tắt phần quan trọng, sao cho khi mở trang giấy ra nhắc nhở lại bạn hệ thống bài học bằng trí nhớ mà không cần mở sách.
Tránh ghi rườm rà, dư thừa, vừa mất thời gan vô ích mà lại phí sức. Nói chung làm thế nào để bạn có thể tổng hợp các phương pháp (nhẩm nhớ – ghi chép – và lập dàn bài) sao cho tạo được điều kiện để bạn đọc bài mau thuộc đó là đíều quan trọng nhất.
Nên cố gắng tập trung vào những kiến thức cơ bản. Khối kiến thức này thường tập trung ở một số mảng, ví dụ: khái niệm, giả thuyết, quy luật, lý luận…
Khi học, cần hiểu rõ bản chất của vấn đề, phải xác định các đặc điểm, cách thức vận dụng những khái niệm, quy luật, lý thuyết… trong việc giải quyết những vấn đề cụ thể. Từ đó, yêu cầu tiếp theo là phải luyện tập để hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề (đề thi cũng là một dạng vấn đề cụ thể cần giải quyết).
Có hai dạng: vận dụng theo mẫu và vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt. Khi ôn, nên chú ý vận dụng theo cả hai tuyến:
- Theo chiều dọc: trong phạm vi cùng loại vấn đề, cùng chuyên môn, lĩnh vực…
- Theo chiều ngang: trong phạm vi những chương mục, môn học khác nhau nhưng có liên quan đến nhau… Sau khi đã học xong lý thuyết, nên tự đặt ra những câu hỏi liên quan đến nội dung ôn thi để kiểm tra trình độ của mình. Đó cũng là một cách để nhớ lâu và tạo cơ sở để tăng dung lượng trí nhớ làm việc (working memory).
7. Ôn lại bài kiểm tra cũ
Bạn cũng nên nhớ lại các bài kiểm tra trong những kỳ thi trước để hình dung các dạng câu hỏi thường gặp, từ đó xây dựng dàn ý, cách trình bày các vấn đề lớn – nhỏ một cách logic và dành thời gian thích hợp cho các vấn đề đó trong điều kiện thời gian bị hạn chế của kỳ thi.
8. Tận dụng cả 2 bán cầu não để đạt hiệu quả tối đa.
Tại sao có người học kém? Tại sao có người học giỏi? Thực ra học kém hay giỏi không phải là bản chất, mà phần nhiều là do họ chưa biết cách điều khiển bộ não của mình mà thôi. Não bạn có 2 bán cầu, não trái chủ yếu cho tư duy logic, ngôn ngữ còn não phải là cho tưởng tượng hình ảnh.
Từ trước đến giờ người ta dạy các bạn là đa số tác động vào não trái, tức là giảng toàn chữ nên trong giờ học, não phải của bạn không có việc làm, cứ tưởng tượng mông lung dẫn đến không tập trung gì cả. Vì vậy, muốn học hiệu quả chúng ta phải tìm cách vận dụng cả 2 não của mình. Một phương pháp đơn giản nhất giúp học các môn học thuộc dễ hơn cả chính là tưởng tượng. Từ bây giờ bạn hãy tìm cách tưởng tượng thật nhiều vào.
9. Hạn chế nghe nhạc trong khi học. Trừ nhạc Baroque.
Nếu có thể, bạn hãy tìm loại nhạc Baroque để làm nền khi học. Người ta nói rằng loại nhạc này có thể rút ngắn thời gian học tiếng anh hiệu quả từ 3 năm xuống còn 3 tháng. Bạn có nghe thử 1 bản nhạc Baroque dưới đây được trích trong bản giao hưởng Bốn mùa của Vivaldi.Tất nhiên nếu bạn là một người “nhạy cảm” với âm thanh khi học thấy không hiệu quả hoặc không tập trung được thì tốt nhất không nên nghe loại nhạc nào hết.
10. Suy nghĩ tích cực
Không nên quá lo lắng hay có những cảm xúc tiêu cực trước và trong quá trình ôn tập. Thay vì cứ rối tung rối mù thì bạn hãy bình tâm, tự sắp xếp lại thời gian, sách vở và lên kế hoạch ôn thi cho mình ngay lập tức. Những lo lắng, bối rối thái quá không những có thể tác động xấu đến việc học mà còn có ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý làm bài của bạn
11. Kết hợp giải lao vận động nhẹ nhàng như đi dạo, đạp xe, chơi Wii…
Những phút giải lao này có mục đích làm thư giãn thần kinh, trí óc. Nên đi đi, lại lại, giải trí bằng trò chơi nhẹ nhàng, vui vẻ, tránh vận động nhiều và mạnh.