Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2015

Phương pháp học tập siêu đẳng


Xã hội này là copy của tự nhiên, và mức độ hoàn hảo chỉ phụ thuộc vào trình độ copy cao hay thấp. Đấy là “thuận theo tự nhiên”.
Để học tập có hiệu quả cao chúng ta cũng cần thuận theo tự nhiên, nghĩa là cũng
đi copy. Người Do Thái có câu nói rất hay về vấn đề này, đó là: “Không cần phải sáng tạo ra cái mới, hãy cải
tiến những cái đã có cho đơn giản, tiện dụng và hiệu quả hơn”. Nếu nhìn lại lịch
sử phát triển xã hội loài người thì đúng là tất cả những gì tiên tiến nhất, hiệu
quả nhất hiện nay đều là sự bắt chước thiên nhiên, và đều là sự cải tiến của những
thứ đã có từ hàng ngàn năm trước. Một minh chứng hùng hồn cho lý thuyết này đó
là “bóng đèn điện” của Thomas Edison. Bản thân ông không phải là người nghiên cứu
đầu tiên và có những kiến thức đầu tiên về đèn điện mà ông chỉ là người mua lại
bằng sáng kiến của 2 nhà khoa học khác, sau đó nhọc công tìm hiểu để cải tiến
nó cho tiện dụng nhất. 

Người xưa đã có câu: “Đi một ngày đàng học
một sàng khôn”. Nghĩa là chúng ta phải làm nhiều, hoạt động nhiều để có được
nhiều kinh nghiệm, từ đó mới có cuộc sống tốt đẹp được. Nhưng để có được kinh
nghiệm theo kiểu này thì chúng ta lại phải đánh đổi một thứ, thứ mà chúng ta
không được phép để mất. Đó chính là thời gian. Lịch sử xã hội ngày càng “dày”,
nếu chúng ta lại muốn có kinh nghiệm bằng cách tự mình trải nghiệm thì đến khi
có được chút đỉnh có lẽ tóc đã bạc, mắt đã mờ và chân đã chậm. Lúc đó thì còn
làm được gì nữa, “lực bất tòng tâm” mà.


Nói dai nói dài tóm lại là thay vì tự mình
trải nghiệm cuộc sống để lấy kinh nghiệm, chúng ta hãy học hỏi kinh nghiệm từ người khác. Cải tiến
những cái đã có để có thể rút ngắn quãng đường trau dồi kinh nghiệm đến thành
công. Nghĩa là thành công
đến với chúng ta sớm hơn.


Hôm nay tôi sẽ trao đổi với các bạn về kỹ
năng học tập siêu tốc ( nó áp dụng được cho mọi môn học và mọi cấp độ học- kể cả
trên ghế nhà trường lẫn cuộc sống và sự nghiệp). Phương pháp này gồm có 3 bước
cơ bản:


Bước 1: Phân tích đề.


Bước 2: Xem giải.


Bước 3: Tổng kết.


Cụ thể các việc ta cần làm ở từng bước như
sau:


Bước 1:


Ít nhất 2 câu hỏi sau đây cần được giải quyết:




  • Đề bài cho gì? ( giả thiết,
    dữ kiện, nền tảng cơ sở hay chính là vốn trong kinh doanh …)
  • Đề bài yêu cầu gì? ( kết luận,
    muốn ta làm được điều gì, hay chính là chỉ tiêu/mục tiêu cần đạt trong
    kinh doanh)



Bước 2: ( Học cách giải quyết vấn đề)



  • Nếu là học
    tập:



Thì hãy mở lời giải ra xem, chỗ nào chưa hiểu
thì chỉ cần nhớ trong lời giải này có mấy chỗ mình chưa hiểu. Không nên mất thời
gian để tìm câu trả lời cho nó. Vì 2 lý do: thứ nhất đích của chúng ta là hiểu
được cả lời giải chứa không phải chỉ một phần trong lời giải, thứ hai là khi ta
chưa đọc hết nội dung thì chưa thể nắm bắt được dòng suy nghĩ của người giải.


Nhưng bước cần
làm ở đây là:


·
Đọc lời giải


·
Tổng kết lại xem có mấy điểm mình chưa hiểu
trong lời giải ( tức là số lượng nhé)


·
Chia lời giải thành các bước nhỏ
( theo kiến thức và cách từ duy của riêng bạn) và tự đặt cho nó một cái tên. ( Chẳng ai tại sao
chúng ta lại mang tên là “con người” mà sinh vật kia lại là “con chó”, và cũng
chẳng ai hỏi tại sao không phải là ngược lại… Đúng không các bạn?). Trẻ em học
tập nhanh vì các bé ít khi có những thắc mắc ngớ ngẩn kiểu người lớn


·
Và cuối cùng là phải trả lời câu
hỏi: “ Bài này giải qua mấy bước? Tên các bước là gì?



  • Nếu là
    trong cuộc sống, công việc



( Mong các bạn
thông cảm, vì nó không nằm trong mục tiêu bài viết này, nên tôi không trình bày
ở đây)


Các bạn ơi! Chúng
ta cùng thảo luận nhé!


Bước 3: Bước này chỉ thực hiện sau khi bạn
đã làm được ít nhất 2 ví dụ có dạng tương tự.


Đến đây là lúc bạn phải tìm cho ra lý do tại sao
họ lại giải quyết những “điểm khó hiểu” của bạn bằng cách đấy.


Ít nhất bạn phải giải quyết được các vấn đề
sau:



  • Tìm cho
    được lý do tại sao họ
    dùng cách đấy để xử lý.
  • Tập hợp các “vấn đề”- bài tập thành các dạng, càng đi vào được bản chất
    càng tốt. Ví dụ mọi bất đẳng thức đều xuất phát từ X≥ 0.
  • Những sai lầm thường gặp
    khi giải quyết nó ( hay chính xác là những kinh nghiệm xương máu mà bạn có
    được trong quá trình giải quyết nó- những vấn đề/bài tập tương tự bài bạn
    bắt chước).



Hay quên/nhầm ở
đâu? ( where?)


Hay quên/nhầm
cái gì? ( What?)


Với bài này/dạng
này thì đường lối, cách thức tiếp cận/xử lý là gì? (How)


Phải chú ý/cẩn
thận ở điểm nào trong khi xử lý, tính toán, lên kế hoạch…



  • So sánh cách giải quyết của các bài cùng dạng và khác dạng.




Chắc hẳn các bạn đã áp dụng kiểu sao chép
này rồi, nhưng sử dụng nó một cách bản năng tự nhiên- chứ không phải chủ động.
Vì vậy khi viết bài này tôi hy vọng các bạn hãy làm chủ mình, làm chủ các tư
duy của mình, đừng để tư duy làm chủ mình.


Tiếng anh hiện đang là vấn đề của nhiều bạn.
Các bạn cứ học tập lẫn nhau theo cách: “Học cho tốt lý thuyết, sau đấy mới làm
bài tập”. Nếu cách này mà đúng thì người Việt Nam với đức tính cần cù chăm chỉ
đâu phải khổ sở vì tiếng anh như lâu nay vậy. Tôi học tiếng anh chỉ trong chưa
đầy 2 tháng nghỉ hè (năm 2010). Kiến thức thì không dám nhận là cao nhưng cũng
tham gia chia sẻ và thảo luận với các em đang ôn thi đại học được. Tôi viết vậy
không phải để vẽ đẹp hình tượng bản thân hay khoe khoang mình, mà chỉ hy vọng
các bạn thấy phương pháp học cũ đã đến lúc cần cải tiến/ sửa đổi.


Tôi biết mình còn nông cạn, và mình tôi thì
không thể bằng cả một cộng đồng được. Ngạn ngữ Nhật đã có câu: “ Không ai trong
chúng ta thông minh bằng tất cả chúng ta”. Vì vậy các bạn có thể vui lòng chia
sẻ những hiểu biết, cũng như những ý tưởng để tôi có thể sáng tỏ hơn vấn đề : cần
phải làm thế nào để cách mạng nên giáo dục hiện tại. Dưới đây là hòm thư điện tử
dành riêng cho những tâm sự, những chia sẻ … của các bạn. Cái mà các bạn muốn
tôi lắng nghe. Tôi sẽ rất vinh dự khi nhận được thư của các bạn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét